SOFTWARE

Phần mềm và các vấn đề liên quan

HARDWARE

Cập nhật driver , những kiến thức về phần cứng

EBOOKS

Những cuốn sách hay , tài liệu tham khảo

GAMES

Game và thông tin về game

VIDEO

Những bộ phim , video hay được cập nhật

MUSIC

Thế giới âm nhạc

GRAPHIC

Đồ họa cơ bản đến nâng cao

MOBILE - PDA

Thế giới di động và các tiện ích

Tuesday, November 30, 2010

Các dạng mật khẩu

Các dạng mật khẩu cần biết
Tầm quan trọng của password (mật khẩu) đối với người dùng internet là điều tất yếu. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rõ về các dạng password để vận dụng chúng tốt hơn nhằm bảo vệ tài khoản và dữ liệu của mình.

Các chương trình đánh cắp password ngày càng tinh vi, công nghệ xử lý và bảo mật password cũng vì thế mà liên tục được cải tiến. Nhân dịp BitDefender vừa giới thiệu công nghệ password mới bằng bản đồ 3D, Nhịp Sống Số cùng điểm qua một số giải pháp password trực tuyến đang được áp dụng hiện nay.
Mật khẩu là lá chắn an toàn cho dữ liệu của bạn trước những cặp mắt tò mò - Ảnh: minh họa: Internet
Mật khẩu truyền thống
Công nghệ bảo mật bằng mật khẩu (password) đã được áp dụng từ những ngày đầu tiên khi máy tính xuất hiện. Năm 1961, viện công nghệ MIT cho ra mắt một trong những hệ thống chia sẻ đầu tiên trên thế giới – CTSS – cùng với hệ thống mật khẩu sơ khai bao gồm lệnh LOGIN, yêu cầu người dùng nhập vào mật khẩu. Sau khi nhập lệnh PASSWORD, người dùng sẽ phải nhập tiếp mật khẩu của mình để được hệ thống xác nhận.

Cũng trong thập niên 1960, công nghệ bảo mật bằng mật khẩu dần được hoàn thiện thành dạng password được sử dụng phổ biến nhất cho đến ngày nay: alpha – numeric password, tức mật khẩu dưới dạng một chuỗi các chữ cái và chữ số. Bất kỳ chuỗi ký tự nào cũng có thể trở thành mật khẩu, nhưng người dùng được khuyến cáo nên đặt mật khẩu của mình phức tạp đủ để không bị người khác đoán ra. Mật khẩu càng phức tạp, khó đoán thì độ bảo mật càng cao. Tuy nhiên, độ phức tạp của mật khẩu cũng tỉ lệ nghịch với việc người dùng có thể nhớ chúng một cách dễ dàng.
Ngoài việc khó có thể tự đặt ra một mật khẩu đủ khó để không bị người khác đoán ra nhưng cũng phải đủ dễ để chính bản thân người dùng có thể ghi nhớ, alpha – numberic password còn phải đối mặt với các cuộc tấn công chiếm password và các chương trình đánh cắp mật khẩu.
Dạng tấn công phổ biến nhất là tấn công tra cứu từ điển (dictionary attack). Phương thức này hiểu đơn giản là kiểu đoán mật khẩu với các cụm từ có nghĩa thường được nhiều người chọn dùng làm mật khẩu (thay vì các chuỗi ký tự ngẫu nhiên như được khuyến cáo), kẻ tấn công sẽ dùng chương trình tự động thử tất cả các từ có nghĩa trong từ điển để bẻ khóa password.
Ngoài ra còn có hàng trăm chương trình keylogger được sử dụng để ghi nhận quá trình nhập password của nạn nhân rồi tự động gửi thông tin về cho kẻ có ý muốn đánh cắp password đó. Hoặc kiểu tra cứu từng ký tự trong mật khẩu (brute-force attack), chương trình sẽ tự động dò tìm từng ký tự trong chuỗi mật khẩu. Tuy dạng brute-force attack có tỉ lệ phá mật khẩu cao nhưng nếu người dùng sử dụng các loại mật khẩu bao gồm nhiều ký tự chữ và số xen lẫn ký tự đặc biệt thì có thể phải mất nhiều năm mới có thể tìm ra chuỗi mật khẩu hoàn thiện (Ví dụ: n$W0k1J^57$h@k3R mật khẩu được cho là có tính bảo mật cao nhưng lại khó nhớ).
Trước sự đe dọa của các chương trình đánh cắp mật khẩu, việc phát minh ra nhiều dạng password mới thay thế cho kiểu truyền thống là hết sức cần thiết, và mật khẩu hình ảnh cùng với mật khẩu một lần là 2 trong số những số ấy.
Mật khẩu dạng hình ảnh (Graphical password)
Về cơ bản, con người có xu hướng ghi nhớ các thông tin dưới dạng hình ảnh dễ dàng hơn thông tin dưới các dạng khác. Chúng ta có thể gặp khó khăn khi phải nhớ một chuỗi 50 ký tự, nhưng lại dễ dàng nhớ gương mặt của những người ta đã gặp, những nơi ta đã đến và những thứ ta đã thấy. Dựa vào đặc điểm này, người ta đã tạo ra mật khẩu hình ảnh (graphical password).
Để đăng nhập vào một website hay hệ thống được bảo mật bằng graphical password, thay vì phải nhập một chuỗi ký tự như ở alpha – numberic password, người dùng sẽ được yêu cầu ấn chuột vào 4 điểm trên bức ảnh mà hệ thống đưa ra. 4 điểm này chính là mật khẩu mà họ đã xác định và ghi nhớ trong quá trình tạo mật khẩu. Dĩ nhiên người dùng cũng có thể chọn số lượng điểm bí mật nhiều hơn 4 để tăng độ bảo mật.
Click vào bốn điểm chấm đỏ là cách thức nhập password qua hình ảnh
Ở một hình thức khác, người dùng sẽ chọn và ghi nhớ 4 hoặc nhiều hơn các biểu tượng trong quá trình tạo password và chọn lại chúng trong hàng loạt biểu tượng được sắp xếp ngẫu nhiên và thay đổi trong quá trình đăng nhập.
Chọn password theo hình ảnh
Trường Đại học Malaya (Malaysia) còn cung cấp một thuật toán khác: khi đăng ký tài khoản, người dùng sẽ tạo password bằng cách chọn các biểu tượng do máy chủ cung cấp. Khi đăng nhập, những biểu tượng này sẽ được thu nhỏ và xoay theo các chiều khác nhau, người dùng lúc này sẽ phải nhận ra biểu tượng mà mình đã chọn, sau đó nhập vào ô password những ký tự hiện bên dưới biểu tượng đó. Giải pháp này khá mất thời gian nên vẫn còn đang trong giai đoạn thăm dò ý kiến người dùng.
Điểm mạnh của graphical password là dễ nhớ mà mức độ bảo mật lại cao vì hacker không thể sự dụng cách tấn công từ điển để đánh cắp mật khẩu và các chương trình keylogger cũng trở nên vô dụng vì các biểu tượng được xáo trộn ngẫu nhiên mỗi lần đăng nhập. Tuy nhiên bạn cũng có thể bị lộ password nếu người khác quan sát và ghi nhớ các biểu tượng cũng như điểm ảnh bạn chọn mỗi lần đăng nhập.
Mật khẩu dùng một lần duy nhất (One time password)
Nguyên lý hoạt động của mật khẩu một lần (One time password - OTP) như sau: sau khi đã đăng ký dịch vụ, mỗi lần muốn đăng nhập, người dùng sẽ được cung cấp một mật khẩu tạo ra bởi đầu đọc và thẻ thông minh hay thiết bị tạo mật khẩu cầm tay (token) nhờ vào kết nối internet với máy chủ của dịch vụ cung cấp OTP hoặc cũng có thể thông qua thẻ OTP in sẵn hhay điện thoại di động mà không cần đến kết nối internet.
Mật khẩu này sẽ tự mất hiệu lực sau khi người dùng đăng xuất (log out) ra khỏi hệ thống. Như vậy, nếu bạn bị lộ mật khẩu thì người có được mật khẩu đó cũng không thể dùng được, và do đó giải pháp OTP có tính bảo mật rất cao.
Quá trình tạo mật khẩu mới sẽ lặp lại mỗi lần người dùng đăng nhập vào hệ thống được bảo mật bằng OTP. Công nghệ OTP được dùng nhiều trong chứng thực trực tuyến (thương mại trực tuyến). Hiện nay người dùng các thiết bị cầm tay như iPhone, Blackberry cũng có thể tự cài đặt cơ chế bảo mật OTP bằng các chương trình như VeriSign, RSA SecureID hay SafeNet MobilePASS.
Ngày càng có nhiều giải pháp mới giúp tăng cường tính bảo mật của password. Nhưng dù với bất cứ giải pháp nào thì người dùng cũng nên tự bảo vệ mình bằng cách lựa chọn và ghi nhớ mật khẩu của mình thật hiệu quả, cũng như tăng cường các biện pháp phòng vệ trước sự đe dọa của hacker và các chương trình keylogger.

Tuổi trẻ

Thursday, November 25, 2010

Thời khóa biểu 29.11 - 04.12.2010


Thời khóa biểu trống 3 buổi cho các bạn học tập ở nhà !























































THỜI KHÓA BIỂU



Khóa 14


Tuần từ 29/11 đến 04/12/2010

Thứ 2Thứ 3Thứ 4Thứ 5Thứ 6Thứ 7
BUỔI

SÁNG
Môn học
t/h MMTt/h MMT

t/h
XLA
Phòng học
P.máyP.máy

P.máy
BUỔI

CHIỀU
Môn họcXLACMVNt/h
KĐH
MMTĐPTACN
Phòng họcP.201P.201P.máyP.201 P.201P.201

Tuesday, November 23, 2010

Tăng tốc mọi thứ



Bạn muốn lên dây cót mọi thứ, từ hiệu năng máy tính đến mạng nội bộ, khả năng lướt web trên smartphone hay truy xuất dữ liệu của đĩa cứng? Thậm chí, bạn còn muốn máy in đang dùng phải "sáng tác" nhanh hơn, máy ảnh "bắt hình" chính xác và tốc độ hơn nữa? Bài viết là "kim chỉ nam" giúp bạn nhanh chóng đưa các thiết bị của mình lên "đỉnh cao" phong độ với chi phí hợp lý nhất.



Nâng cấp Phần cứng
Thực tế cho thấy, không một phép tinh chỉnh Windows nào có thể mang đến sự cải thiện về tốc độ như khi nâng cấp phần cứng. Do đó, có thể khẳng định, cách thức hiệu quả nhất để "ép ga" bất kỳ máy tính nào là cập nhật cũng như nâng cấp các thành phần phần cứng bên trong.
Nâng cấp bộ nhớ

Hình 1: Giữ tay trên cạnh của thanh nhớ, đặt 1 đầu vào vị trí rồi ấn đầu còn lại xuống.
Bổ sung RAM là giải pháp nâng cấp có hiệu quả kinh tế nhất thường được sử dụng để tăng tốc máy tính đang “chạy như rùa”. Khi hoạt động với dung lượng bộ nhớ ít, hệ thống phải tạm thời lưu dữ liệu lên đĩa cứng và việc này rõ ràng sẽ làm giảm tốc độ truy xuất cũng như hiệu năng của toàn hệ thống.
Bạn nên gắn thêm RAM cho máy tính để bàn (MTĐB), máy tính xách tay (MTXT), thậm chí máy tính sổ tay (netbook) của mình để có hiệu năng tốt hơn. RAM hiện có nhiều loại, như DDR2 hay DDR3. Các công nghệ RAM mới cung cấp hiệu năng tốt hơn, nhưng hầu hết bo mạch chủ (BMC) chỉ hỗ trợ một loại RAM. Bạn hãy kiểm tra kỹ tài liệu hướng dẫn đi kèm máy tính để biết chính xác loại RAM mà BMC đang dùng và cách cài đặt chúng. Nhiều hãng sản xuất RAM như Crucial (www.crucial.com) và Kingston (www.kingston.com) cung cấp công cụ trực tuyến để nhận dạng loại RAM cho nhiều máy tính và BMC. Một lưu ý quan trọng, để khai thác dung lượng bộ nhớ RAM trên 4GB, bạn cần sử dụng hệ điều hành 64-bit; ví dụ Windows 7 64-bit.
Việc nâng cấp RAM khá đơn giản và bạn có thể tham khảo cách thực hiện tại bài viết "RAM máy tính và những điều cần biết" (ID: A0502_103), "Nâng cấp máy tính xách tay" (ID: A0809_110) và "Bảy cách nâng cấp netbook" (ID: A0911_105).
Thay mới card đồ hoạ
Ngay khi không phải là một game thủ thì việc nâng cấp card đồ họa có thể mang đến cho máy tính của bạn sự cải thiện đáng kể về hiệu năng, đặc biệt nếu bạn có ý định khai thác các hiệu ứng đồ họa trong Windows 7 và Vista.
Hình 2: Vài BMC mới yêu cầu dây cấp nguồn riêng.
Về cơ bản, bạn có thể thay mới card đồ họa cho vài loại MTXT - xem hướng dẫn tại bài viết "Nâng cấp máy tính xách tay" (ID: A0809_110); tuy nhiên phần bên dưới chỉ trình bày cách thức thay card đồ hoạ mới cho MTĐB.
Khi mua card đồ họa mới, bạn phải chọn loại card phù hợp với khe cắm trên máy tính. Trên hầu hết máy tính mới, card đồ họa thường sử dụng khe PCI Express, các máy đời cũ hơn thì sử dụng khe PCI hay AGP. Vài hãng sản xuất hiện vẫn cung cấp card đồ họa để gắn với các khe cắm cũ, vì thế nhiều khả năng bạn không cần phải thay mới BMC.
Để biết cách gắn một card đồ họa mới, bạn nên tham khảo bài viết "Đánh bóng PC" (ID: A0509_101).
“Chắp cánh” cho Windows
Bất kể đang sử dụng Windows XP, Vista hay Windows 7 trên máy tính của mình, bạn vẫn có vài phương pháp thực sự tốt để làm cho HĐH vận hành trơn tru và nhanh chóng hơn. Bằng cách tắt đi những tính năng cần thiết và vô hiệu hóa những tiện ích tự khởi chạy không mong muốn, bạn có thể giúp hệ thống của mình có được sự cải thiện đáng kể về tốc độ
Hất cẳng kẻ "háu ăn"
Windows thường được tải lên cùng các hiệu ứng có khả năng tiêu hao nhiều tài nguyên hệ thống, trong khi không mang lại những lợi ích thực sự cho người dùng. Nếu bạn tắt đi vài tính năng này, Windows có thể khai thác các tài nguyên này linh hoạt hơn, ví dụ ưu tiên tài nguyên hệ thống cho việc vận hành các ứng dụng.
Trong Windows XP, mở mục System trong Control Panel và chọn thẻ Advanced. Nhấn Settings và rồi đánh dấu tùy chọn Adjust for best performance. Tùy chọn này sẽ tắt các hiệu ứng ảo, như đổ bóng bên dưới các trình đơn, và điều này giúp Windows trở nên nhanh nhẹn hơn.
Trong Vista, bạn nên vô hiệu hóa tính năng Sidebar. Trong cả Vista và Windows 7, bạn tắt môi trường Aero để "thuần hóa" các tiện ích chiếm dụng nhiều bộ nhớ hệ thống và tiêu hao nhiều điện.
Để thực hiện, bạn nhấn phải chuột lên màn hình nền Windows và chọn Personalize từ trình đơn ngữ cảnh. Trong Vista, bạn nhấn chọn Windows color and appearance, và sau đó đánh dấu bỏ chọn mục Enable Transparency. Trong Windows 7, bạn chỉ đơn giản chọn mẫu có nhãn Windows 7 Basic.
Ngăn ứng dụng "sát" bộ nhớ
Một khi bạn đã cài đặt các ứng dụng lên máy tính, bạn nên kiểm tra những ứng dụng không mong muốn đang chạy bên dưới hệ thống (hay còn gọi là chạy ở chế độ nền) có khả năng làm giảm tốc độ của toàn hệ thống. Những ứng dụng dạng này được thiết kế để khởi chạy cùng lúc với quá trình Windows khởi động để có thể đáp ứng cho người dùng nhanh hơn. Dẫu vậy, các ứng dụng này vận hành liên tục thay vì chỉ khi bạn cần sử dụng, do đó chúng chiếm dụng một phần không nhỏ bộ nhớ hệ thống và các tài nguyên khác.

Hình 3: Để Windows "bốc" hơn, bạn nên kiểm soát cách thức các dịch vụ khởi chạy.
Trong Windows 7 hay Vista, nhấn Start và gõ vào lệnh msconfig trong mục Search programs and file, sau đó ấn . Trong cửa sổ System Configuration, chọn thẻ System. Ở cột Command, tìm chương trình mà bạn không muốn chờ đợi lúc khởi động máy. Ví dụ với iTunes: Nếu bạn đã cài đặt tiện ích này, bạn sẽ thấy đồng thời 2 tập tin iTunesHelper.exe và QTTask.exe. Chúng là những bổ sung không mấy cần thiết - tiện ích đầu tiên khởi chạy ngay khi bạn khởi chạy iTunes, còn tiện ích còn lại có nhiệm vụ đặt một biểu tượng QuickTime lên góc màn hình. Hãy bỏ chọn cả 2 tiện ích trên. Khi đã chọn xong tất cả ứng dụng muốn khởi chạy khi Windows khởi động cũng như bỏ chọn những tiện ích không mong muốn, bạn nhấn OK.
Bạn cũng có thể tìm thấy các dịch vụ vận hành ở chế độ nền trong máy tính. Nhấn Start, gõ vào lệnh services.msc và ấn . Trong cửa sổ vừa hiển thị, bạn nhấn phải chuột lên tên của dịch vụ cần vô hiệu hóa, sau đó chọn Stop. Để xác định xem dịch vụ nào có thể vô hiệu hóa (cũng như duy trì), bạn tham khảo danh sách được tác giả Black Viper đề xuất tại địa chỉ http://www.blackviper.com/Windows_7/servicecfg.htm. Cũng tại trang web cá nhân này, bạn có thể xem qua danh sách những ứng dụng có thể điều chỉnh và cách thiết lập các thông số cho chúng. Bằng cách thiết lập các dịch vụ này ở chế độ Tự động (Automatic), Thủ công (Manual) hay Không chạy (Disable) - tùy theo đề xuất của Black Viper, bạn có thể kiểm soát chính xác cách mà các dịch vụ này khởi chạy lúc Windows khởi động và trong suốt quá trình bạn sử dụng HĐH.
Nếu có thời gian, bạn nên "xới" trang web của Black Viper bởi tại đây chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm và thủ thuật cần thiết, từ HĐH, mạng, phần cứng cho đến các ứng dụng, tiện ích.
Duy trì hiệu năng
Để giữ cho hệ thống luôn vận hành ở tốc độ cao, bạn nên thường xuyên dọn sạch thư mục C:\Windows\Temp. Hãy thực hiện công việc này ngay khi vừa khởi động máy xong để đảm bảo xóa "tận gốc" mọi tập tin không cần thiết. Tương tự, bạn đừng nên sử dụng công cụ gỡ bỏ cài đặt trong Windows 7 hay tính năng gỡ bỏ cài đặt đi kèm với các ứng dụng, thay vào đó hãy sử dụng tiện ích miễn phí Revo Uninstaller (find.pcworld.com/62049). Tiện ích này gỡ bỏ các chương trình bằng cách sử dụng tính năng gỡ bỏ cài đặt mặc định, tuy nhiên còn có thêm công đoạn quét hệ thống và Registry để dọn sạch mọi dấu vết của ứng dụng.
Xếp hạng máy tính
Nếu coi trọng việc cải thiện hiệu năng cho máy tính, các công cụ sau sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá "sức khoẻ" hệ thống của mình để xác định xem chúng hoạt động nhanh hay chậm.
Tạp chí PC World Mỹ đã phát triển và sử dụng các bộ công cụ đo kiểm riêng. Ví dụ, phiên bản mới nhất WorldBench 6 (www.worldbench.com) kiểm tra mọi "ngóc ngách" của máy tính trên đồng thời phiên bản Windows 32-bit và 64-bit. Ở mức giá khoảng 5 triệu đồng (~249USD) dành cho phiên bản một người dùng, WordBench không hề rẻ chút nào, tuy nhiên bộ công cụ này được tin tưởng sử dụng bởi các hãng lớn như HP, Intel, McAfee và cả Microsoft.
Nếu ngân sách eo hẹp, bạn có thể tìm các công cụ rẻ tiền hơn. OpenSourceMark là tiện ích mã nguồn mở miễn phí có thể tải về từ địa chỉ find.pcworld.com/64044. Tiện ích đơn giản này sẽ kiểm tra sức khỏe của máy tính bằng nhiều ứng dụng, từ bảng tính cho đến xử lý ảnh.
Tăng tốc mạng
Về cơ bản, rất khó để khắc phục sự cố cho mạng máy tính nội bộ và các thiết bị liên quan bởi phần nhiều phụ thuộc vào những gì bạn đang thực hiện: Ví dụ, chép tập tin sang một hệ thống khác có thể gặp tình trạng "ì ạch" nếu một đĩa cứng kết nối mạng (NAS) được gắn vào một máy tính chậm chạp. Tuy nhiên vài tinh chỉnh nhỏ và đơn giản vẫn có thể cải thiện hiệu năng cho mạng nội bộ.
Nâng cấp firmware và driver
Để tăng tốc mạng, trước tiên bạn cài đặt bản cập nhật mới nhất cho Windows và tải về các trình điều khiển thiết bị (driver) mới nhất cho card mạng trên máy tính. Sau đó, bạn cài đặt firmware hiện tại cho bộ định tuyến (router). Bạn có thể thường xuyên cập nhật các thông tin này từ website của hãng sản xuất. Hầu hết router mới đều có thể dễ dàng cập nhật thông qua giao diện quản trị web, thường thì màn hình điều khiển sẽ cung cấp tùy chọn để bạn tải về và cài đặt những firmware mới nhất.
Thay đổi thông số card mạng
Hình 4: Thay đổi thông số trong Link Speed & Duplex lên mức cao nhất để tăng tốc độ truyền nhận cũng như hiệu năng mạng.
Việc thay đổi thông số tự động dàn xếp chiều truyền nhận dữ liệu (negotiate) cũng có thể giúp bạn cải thiện đáng kể hiệu năng của card mạng. Trong Control Panel, nhấn Network and Sharing Center. Nhấn Change Adapter Settings, và sau đó nhấn phải chuột lên mục Local Area Connection và chọn Properties. Trong màn hình vừa xuất hiện, nhấn nút Configure bên dưới mục Connect Using. Chọn thẻ Advanced. Tiếp đến, bạn thiết lập giá trị mục Link Speed & Duplex lên mức cao nhất có thể, như 100 Mbps Full Duplex hay 1000 Mbps Full Duplex.
Cởi trói khỏi Windows
Windows Vista có một thói quen xấu là "bóp nghẹt" kết nối mạng của bạn trong khi bạn đang phát các nội dung đa phương tiện để việc xem phim không bị gián đoạn. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi các hành xử lạ thường này.
Ấn tổ hợp phím Window + R, gõ vào lệnh regedit và ấn . Sau đó, bạn tìm khóa HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows NT\CurrentVersion\Multimedia\SystemProfile. Bạn tăng giá trị lên mức 100 để vô hịệu hóa tính năng này. Microsoft khuyến cáo không nên đặt giá trị cho khóa này cao hơn 70, song các thử nghiệm cho thấy không có nguy hiểm gì.
Định tuyến thông minh
Trò chơi trực tuyến, truyền phát nội dung đa phương tiện, dịch vụ điện thoại Internet (hay còn gọi là VoIP) và các ứng dụng dạng ngang hàng thường yêu cầu sử dụng nhiều băng thông. Bạn có thể quản lý chúng với tính năng chuyển tiếp cổng (port-forwarding) trên router.
Trên màn hình cấu hình của router, bên dưới tùy chọn port-fordwarding, gõ vào địa chỉ IP bên trong mạng nội bộ của máy tính (thường là 192.*.*.8) và cổng tương ứng được tìm thấy trên màn hình cấu hình của thiết bị (ví dụ, trong Skype, bạn tìm giá trị này ở mục Tools.Options.Advanced.Connection). Bạn chọn cả 2 giao thức TCP và UDP cho tính năng chuyển tiếp cổng, sau đó nhấn Save. Để xác định xem cổng giao tiếp mà bạn chọn đã thẳng đường ra internet hay chưa, hãy khởi chạy ứng dụng và mở trang chủ www.canyouseeme.org.
Băng thông rộng rãi hơn
Nếu bạn không nhận được tốc độ tương xứng với số tiền đã trả cho dịch vụ internet, hãy thử vài cách khắc phục cơ bản sau.

Hãy ghé SpeedTest.net để đánh giá tốc độ thực của kết nối mạng mà bạn đang sử dụng.
Trước tiên, hãy ghé trang Speedtest.net để biết được chính xác tốc độ tải về và chép lên của mạng mà bạn đang sử dụng. Nếu kết quả đánh giá nằm thấp hơn tốc độ mà nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo, hãy điện thoại đến bộ phận chăm sóc khách hàng để phàn nàn.
Sau nữa, hỏi nhà cung cấp dịch vụ xem hiện có 1 modem băng thông rộng mới không; nếu có, đề nghị họ đổi cho bạn cái mới. Các ISP thường xuyên nâng cấp các trang bị cơ bản của họ nhưng hầu như không bao giờ thông báo cho khách hàng biết. Do vậy, nếu bạn yêu cầu thiết bị mới nhất, nhiều ISP sẽ cung cấp cho bạn một cái mới miễn phí (đặc biệt khi hợp đồng của bạn sắp hết hạn ). Tốt hơn hết, bạn nên liên lạc với trung tâm chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp dịch vụ để có thêm thông tin.
Chọn đĩa cứng tốc độ cao
Một thiết bị lưu trữ tốc độ cao - dù là gắn trong hay gắn ngoài - có thể là nhân tố quan trọng giúp cải thiện hiệu năng. Đây là vài cách để xem xét khi nào bạn cần chọn một thiết bị mới.
Chọn loại gắn ngoài và tốc độ
Ưu điểm lớn nhất của đĩa cứng gắn ngoài là bạn có thể cất giữ an toàn hay dễ dàng mang theo khi di chuyển. Hầu hết người dùng gia đình sử dụng đĩa cứng gắn ngoài để sao lưu dữ liệu. Với 1 đĩa cứng gắn ngoài, bạn có thể phải hy sinh chút ít về tốc độ. Các công nghệ gắn ngoài như USB, FireWire 400/800 và mạng ethernet về cơ bản có tốc độ chậm hơn các kết nối gắn trong khác; riêng chỉ có chuẩn eSATA có thể bắt kịp tốc độ truyền nhận của các ổ đĩa gắn trong. Nếu bạn chỉ có 1 lựa chọn nhưng vẫn muốn khả năng tương thích tốt nhất, hãy chọn chuẩn kết nối USB.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn loại đĩa cứng gắn ngoài với 3 hay 4 giao tiếp để có thể linh hoạt "nhập cuộc" trong mọi hoàn cảnh.
Chọn SATA thay cho PATA
Với đĩa cứng gắn trong, kết nối SATA là lựa chọn tốt nhất và nhanh nhất. Ngày nay, SATA là kết nối chính (thậm chí là duy nhất) trong các máy tính. Ổ đĩa sử dụng kết nối PATA hiện có dung lượng lên đến 750GB, vì thế nếu bạn định thay đĩa cứng cho chiếc máy tính cũ thì tốt hơn hết nên trang bị đĩa cứng SATA nếu máy của bạn có hỗ trợ chuẩn này. Các đĩa cứng SATA cũng có khả năng làm việc "ngoại tuyến" nhờ khả năng tương thích với chuẩn eSATA, dĩ nhiên máy tính của bạn phải trang bị một card chuyển đổi từ SATA sang eSATA.
Đánh giá đĩa cứng
Hình 5: Đĩa cứng gắn ngoài như Seagate FreeAgent XTreme sẽ giúp tốc độ chia sẻ dữ liệu nhanh hơn.
Ngoại trừ trên MTXT và netbook, hiện hơi khó để bạn có thể tìm được một đĩa cứng có tốc độ dưới 7200 vòng quay/phút cho chiếc MTĐB của mình. Bạn sẽ tìm thấy loại 10.000 và 15.000 vòng quay/phút, tuy nhiên giá của loại đĩa cứng này cao và bạn cũng sẽ khó nhận thấy sự cải thiện về hiệu năng. Trừ khi đang sử dụng kết nối eSATA, bạn không cần nghĩ đến các đĩa cứng này cho nhu cầu gắn ngoài.
Dung lượng bộ nhớ đệm (cache) trên đĩa cứng cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu năng, tuy nhiên không đáng kể. Bạn thậm chí có thể tìm thấy các ổ đĩa tới 32GB bộ đệm, tuy nhiên hãy chọn loại đĩa cứng với bộ đệm tối thiểu là 8MB.
Lựa chọn SSD
Dù đĩa cứng dạng rắn (SSD) còn hiếm và đắt đỏ song tốc độ thì không thể chê vào đâu được, tất cả là nhờ bộ nhớ NAND bên trong. Hầu hết đĩa cứng SSD "phục vụ" dữ liệu nhanh chóng nhưng cũng có vài loại bị "sa lầy" khi ghi dữ liệu.
Dù vậy, các đĩa SSD mới vẫn dễ dàng "qua mặt" các đĩa cứng truyền thống và các mẫu đĩa SSD có tốc độ nhanh hơn ngày càng dễ mua. Khi tốc độ là yếu tố then chốt, bạn nên chọn đĩa cứng SSD sử dụng công nghệ SLC (Single Level Cell) hơn là công nghệ MLC (Multi Level Cell). SLC không chỉ nhanh hơn mà còn "thọ" hơn: SLC được cho là hỗ trợ 100.000 lần ghi dữ liệu so với 10.000 của MLC. Dẫu thế, 10.000 lần thực sự là một con số lớn cho một ô (cell) dữ liệu, vì thế đứng bỏ qua MLC nếu bạn không cần tốc độ cao hay nếu thực sự cần ổ đĩa cho MTXT có khả năng chịu sốc tốt.
Những thủ thuật vô dụng
Rõ ràng là chúng ta có nhiều cách thức tốt để cải thiện tốc độ và hiệu năng cho máy tính, tuy nhiên cũng có không ít thủ thuật "ảo". Bên dưới là 3 ví dụ điển hình.



Dọn dẹp Registry: Người dùng am tường về Windows thường thích tinh chỉnh hệ thống bằng Registry Editor. Mọi người nghĩ rằng, việc này sẽ giúp cải thiện hiệu năng, tiết kiệm năng lượng/tài nguyên của HĐH khi khởi động cũng như giúp máy tính vận hành nhanh hơn. Song, không phải thế, nhiều khả năng bạn có thể gặp sự cố nếu chẳng may làm hỏng các dữ liệu phục vụ cho việc vận hành máy tính.
Tắt tính năng tạo cột mốc sao lưu: Nhiều người dùng Windows cho rằng tắt tính năng System Restore có thể làm tăng tốc máy tính bởi đĩa cứng không bị chiếm dụng và Windows cũng không bị quấy rầy. Tuy nhiên, System Restore chỉ kích hoạt khi bạn cài đặt 1 ứng dụng hay khi máy tính đang ở trạng thái chờ (idle), và hơn nữa, tính năng này chỉ sử dụng 1 phần của đĩa cứng. Do đó, việc vô hiệu hóa tính năng System Restore không gây ảnh hưởng nhiều đến hiệu năng của toàn hệ thống, thậm chí bạn sẽ mất đi tính an toàn nếu chẳng may hỏng hóc xảy ra.
Dồn đĩa cứng: Có thể khẳng định, dồn đĩa cứng (defrag) là việc làm cần thiết khi đĩa cứng có dung lượng thấp và HĐH ở mức đơn giản. Nhưng Windows XP, Vista và cả Windows 7 đều có tính năng tự động tối ưu đĩa cứng, do đó hiếm có trường hợp đĩa cứng bị phân mảnh để từ đó làm giảm tốc độ truy xuất. Nhìn chung, khi không mang lại nhiều lợi ích về mặt hiệu năng thì dồn đĩa chỉ là một việc làm tốn thời gian.
“Khai hỏa” máy in
Bất kể đang dùng máy in phun bình dân hay máy in laser cao cấp, các thủ thuật bên dưới sẽ giúp bạn đẩy nhanh tốc độ "sáng tác".
Giảm chất lượng bản in
Các bản in chi tiết cần thời gian lâu để hoàn tất. Nếu đồng ý giảm chất lượng bản in chút ít, bạn có thể nhận được thành phẩm nhanh hơn và dĩ nhiên là tiết kiệm mực hơn.

Trong bất kỳ ứng dụng nào, bạn chọn Print và chọn Properties. Các thông số máy in sẽ khác nhau; trong ví dụ này, bạn có thể tìm thấy thẻ Main. Bạn hãy giảm chất lượng bản in, nếu được thì chọn chế độ in nháp (draft).
In nhiều hơn

Hình 6: Giảm chất lượng bản in xuống sẽ giúp cải thiện đáng kể tốc độ in.
Bạn có thể rút ngắn thời gian in xuống một nửa bằng cách định mặc 2 trang tài liệu vào 1 trang giấy. Thao tác này thích hợp nhất với hóa đơn, bảng tính hay những tài liệu chỉ thi thoảng mới dùng đến.
Chọn Print, sau đó chọn Properties. Bước kế tiếp tùy thuộc vào mẫu máy in mà bạn sử dụng. Ví dụ, bạn có thể tìm thẻ Layout/Watermark, và đánh dấu chọn mục "2 pages per sheet".
Thêm RAM cho máy in
Giống máy tính cá nhân, việc gắn thêm RAM có thể giúp cải thiện tốc độ của máy in, do đó hãy xác định xem máy in bạn đang dùng có hỗ trợ nâng cấp RAM hay không.
Trước hết, kiểm tra cấu hình RAM của máy in từ tài liệu hướng dẫn sử dụng đi kèm (hay trên nhãn dán ở mặt sau máy). Bạn sẽ biết được máy in của mình hiện đang có dung lượng bao nhiêu, có hỗ trợ gắn thêm RAM hay không và mức dung lượng tối đa. Bạn mở trình điều khiển thiết bị của máy in. Trong Windows 7, chọn Control Panel.Hardware and Sound.Devices and Printers. Nhấn phải chuột lên biểu tượng máy in và chọn Printer Properties.
Bạn nhiều khi phải "lục tung" để tìm được thông tin cần thiết - các hãng sản xuất cung cấp thông tin này ở những vị trí khác nhau. Nếu không thể tìm thấy những thông tin này trên trình điều khiển thiết bị, hãy tìm lại trong tài liệu hướng dẫn sử dụng/kỹ thuật đi kèm khi mua máy.
Kết nối tốc độ cao
Bạn cần biết rằng cách nối máy in đến máy tính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ. Nếu có máy in phun, bạn thường chọn kết nối USB 2.0. Nhưng nếu có máy in mạng (hay một máy tính nối mạng đóng vai trò máy chủ in cho máy in chuẩn USB) thì hãy sử dụng kết nối mạng có tốc độ nhanh nhất.
Bạn nên kết nối máy in mạng với bộ định tuyến thông qua cáp ethernet, thay vì sử dụng kết nối không dây. Một kết nối có dây đáng tin cậy hơn và luôn nhanh hơn. Tốc độ WiFi sẽ suy giảm theo khoảng cách, do đó nếu sử dụng kết nối dạng này, hãy bố trí máy in càng gần bộ định tuyến không dây càng tốt. Bạn cũng nên đảm bảo máy in và mọi máy chủ in ấn không dây đang sử dụng đều hỗ trợ chuẩn 802.11n để có tốc độ nhanh nhất.
Hình 7: Bỏ chọn "Load image automatically" sẽ gỡ hình ảnh khỏi trang web, giúp in nhanh và dễ hơn.
Với một kết nối có dây, hãy xem máy in của bạn hỗ trợ chuẩn 100mbps hay 1000mbps (gigabit). Nếu như thế, bạn cũng xác định lại xem bộ định tuyến và mạng có thể gánh vác mức tốc độ đó hay không.
Để biết thêm về mạng gigabit, mời bạn tham khảo find.pcworld.com/64043.
In trang web không hình ảnh
Khi bạn đang in một trang web, các mẫu quảng cáo và hình ảnh đồ họa sẽ làm giảm tốc độ in rất nhìều. Do đó, trước khi in, bạn nên tìm các tùy chọn để định dạng lại cách hiển thị hay loại bỏ các hình ảnh đồ họa.
Trong Internet Explorer, chọn Tools.Internet Options. Nhấn chọn thẻ Advanced, bên dưới mục Multimedia, đánh dấu bỏ tùy chọn Show pictures.
Trong Firefox, chọn Tools.Options và nhấn chọn thẻ Content. Sau đó, đánh dấu bỏ tùy chọn Load images automatically.
Với cả 2 trình duyệt này, nhấn vào nút "làm tươi" để tải lại trang web và chọn Print. Sau đó, thay đổi các thiết lập trước đó để hiển thị lại các hình ảnh.
Tăng tốc máy ảnh số
Bạn muốn muốn máy ảnh nhanh hơn? Có lẽ bạn sẽ không thể hoán đổi các thành phần bên trong nhưng lại có nhiều tùy chọn giúp máy "tác nghiệp" nhanh hơn. Có nhiều cách để bắt hình các chủ thể chuyển động nhanh, giảm độ trễ cửa trập, giảm thời gian ghi hình (vào thẻ nhớ) để có thể làm vài việc hữu ích khác như in ảnh hoặc chia sẻ ảnh trực tuyến.
Bắt hình chủ thể chuyển động
Ảnh hành động – chụp những trận bóng đá, trình diễn trên không, hay các vòng đua NASCAR – là thách thức thường gặp ở những máy ảnh tốc độ chậm. Nhưng bản chất của việc bắt đứng được hành động để tạo nên một bức ảnh tuyệt vời là chuyện sử dụng màn trập có tốc độ nhanh.
Hầu hết các máy ảnh DSLR (Digital Single-Lens Reflex, máy ảnh số ống kính rời) và một số máy PnS (point-and-shoot, máy ảnh nhắm và chụp ngay) cao cấp có chế độ ưu tiên tốc độ, giúp bạn thiết lập được tốc độ nhanh nhất có thể, sau đó máy ảnh sẽ tự điều chỉnh khẩu độ phù hợp. Ngược lại, bạn có thể dùng chế độ ưu tiên khẩu độ để chọn khẩu độ (mở) lớn nhất, sau đó máy ảnh sẽ tự điều chỉnh tốc độ nhanh nhất có thể.

Hình 6: Giảm chất lượng bản in xuống sẽ giúp cải thiện đáng kể tốc độ in.
Nếu điều kể trên vẫn chưa đủ nhanh, bạn có thể tăng độ nhạy sáng ISO của máy. Ví dụ, tăng ISO từ 100 lên 200, tốc độ chụp có thể nhanh gấp đôi. Tăng ISO cũng có thể giúp bạn bắt đứng được cả hành động trong điều kiện thiếu sáng. Cái giá phải trả khi tăng ISO là hình ảnh sẽ bị nhiễu hạt (noise) nhiều hơn.
Nếu máy ảnh không có các cách điều chỉnh trên, bạn có thể sử dụng kỹ thuật lia máy. Theo dõi chuyển động của chủ thể trong khung ngắm và xoay người theo hướng chuyển động, bấm nút chụp và tiếp tục lia máy theo. Cảnh nền bị mờ đi nhưng chủ thể sẽ rõ nét.
Giảm độ trễ cửa trập
Nếu sở hữu một máy ảnh cũ hay máy PnS không đắt tiền, có lẽ bạn sẽ thất vọng với độ trễ cửa trập của máy. Hãy thử vài giải pháp đơn giản dưới đây thay vì phải đợi.
Độ trễ cửa trập xảy ra bởi chính thiết lập tự động mặc định của máy ảnh – có quá nhiều thứ phải làm trước khi bắt hình. Bạn có thể tinh giản một vài bước của chu trình này bằng cách tắt bớt một số thiết lập tự động. Thay vì dùng ISO tự động, hãy thiết lập là 100 hoặc 200. Tương tự, thay vì để cân bằng trắng tự động (Auto White Balance) thì thiết lập cân bằng trắng phù hợp với khung cảnh lúc chụp. Quan trọng hơn cả, hãy chuẩn bị việc chụp bằng cách lấy nét trước: nhắm vào chủ thể và nhấn phân nửa nút chụp để khóa nét. Khi đã sẵn sàng, nhấn nốt nửa còn lại của nút chụp để bắt hình.
Những thủ thuật nhỏ trên có thể sẽ giúp máy ảnh chụp nhanh hơn 1/10 tốc độ hiện hữu.
Lưu ảnh nhanh
Sau khi bạn nhấn nút chụp, máy ảnh sẽ xử lý và lưu ảnh. Hầu hết máy ảnh có thể xử lý nhiều ảnh cùng lúc và sẵn sàng chụp tiếp ngay sau đó. Tuy nhiên, sau mỗi lần chụp, máy ảnh vẫn phải mất chút thời gian để lưu ảnh trước khi chụp tiếp. Bạn có 2 bước để khắc phục tình trạng này.
Thứ nhất, nếu không cần ảnh có chất lượng cao như poster – tối thiểu là 12 megapixels, hãy thiết lập độ phân giải ở mức thấp hơn sẽ giúp giảm thời gian lưu ảnh.
Thứ hai, hãy mua thẻ nhớ có tốc độ cao hơn. Mặc dù thẻ nhớ tốc độ cao đắt hơn nhưng tốc độ lưu ảnh rất đáng chú ý, đặc biệt khi bạn chụp nhiều ảnh cùng lúc, ví dụ khi chụp chuỗi hành động liên tục. Bạn có thể tìm hiểu thêm về thẻ nhớ tốc độ cao tại địa chỉ find.pcworld.com/63896.
Cải thiện Smartphone
Người dùng điện thoại di động thông minh (smartphone) thường tải nhạc, duyệt web và thực hiện nhiều công việc khác trong nhiều ứng dụng khác nhau. Nhưng tất cả điều này có thể làm giảm hiệu năng của máy. Smartphone trở nên chậm chạp một phần là do thiếu bộ nhớ hay pin đã quá cũ. Với vài thao tác bảo trì đơn giản và sự trợ giúp từ các phụ kiện cũng như ứng dụng, bạn có thể giúp chiếc smartphone nhanh nhẹn như ngày vừa "khui thùng".
Xóa nhật ký cuộc gọi và tin nhắn
Lần cuối cùng bạn xoá nhật ký cuộc gọi là khi nào? Tương tự, tin nhắn cũng chiếm dụng bộ nhớ, vì thế trừ khi bạn cần tra cứu lại thông tin thì tốt hơn hết là nên nhanh chóng xóa chúng. Bạn nên tạo thói quen xóa nhật ký cuộc gọi và tin nhắn mỗi 10 ngày, nếu được thì tạo nhắc nhở tự động.
Dọn sạch ảnh chụp và ứng dụng
Nếu giống hầu hết người dùng smartphone thì hẳn bạn đã tải về hàng đống ứng dụng và trò chơi rồi sau đó nhanh chóng "tạm biệt" chúng. Người dùng iPhone đặc biệt hay gặp phải tình trạng này. Các tải về này sử dụng một phần đáng kể bộ nhớ của máy, do đó bạn nên xem xét để chỉ giữ lại những ứng dụng nào thực sự cần thiết và đảm bảo, bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện đáng kể về hiệu năng.
Duy trì sức khỏe cho pin
Tất cả những điều tuyệt vời mà bạn có thể thực hiện trên smartphone sẽ làm giảm tuổi thọ của nguồn pin và một viên pin “bị chai” sẽ làm giảm hiệu năng của máy. Hãy nghĩ đến việc trang bị một nguồn pin dự phòng để smartphone có thể vận hành nhanh và bền bỉ hơn. Ví dụ, người dùng iPhone có thể chọn mua sản phẩm Phonesuite MiLi Powerpack (find.pcworld.com/64046). Viên pin này đủ mỏng để đóng vai trò một chiếc giáp bảo vệ cho iPhone, đồng thời bổ sung 6,5 giờ thoại.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nghĩ đến việc tải về một ứng dụng quản lý hiệu năng pin. Tiện ích APNdroid (có thể tải về từ Adroid Marketplace) sẽ linh động tắt đi kết nối mạng dữ liệu trong khi vẫn cho phép bạn nhận/thực hiện cuộc gọi.
Sử dụng Opera Mini 4.2
Hình 9: Xóa các khoản mục không dùng trên ĐTDĐ là cách tốt nhất để cải thiện hiệu năng.
Quá chán nản với trình duyệt web "chậm chạp" đang sử dụng? Nếu bạn sở hữu một chiếc smartphone sử dụng HĐH Android, BlackBerry, Symbian hay Windows Mobile, hãy dùng thử trình duyệt Opera Mini mới. Phiên bản 4.2 có khả năng dựng các trang web trên các máy chủ và sau đó nén chúng xuống mức 90%. Opera Mini sử dụng ít tài nguyên của máy nhưng vẫn cung cấp tốc độ duyệt web nhanh hơn. Trình duỵệt này cũng giúp bạn tiết kiệm được đáng kể thời gian: khi mở một trang web, Opera Mini sẽ hiển thị tổng quát nội dung và đề nghị bạn nơi nên bắt đầu đọc; nếu bạn điền vào một địa chỉ, Opera Mini sẽ nhận dạng và đề nghị một địa chỉ đầy đủ dựa trên thói quen lướt web của bạn. Hơn thế, bạn cũng có thể tìm kiếm văn bản trên một trang web với tốc độ cao để tìm chính xác.
Ưu tiên sử dụng WiFi
Nếu đang ngồi trong khu vực có sóng WiFi và điện thoại của bạn hỗ trợ kết nối này thì đừng chần chừ sử dụng nó. Thực tế cho thấy, trình duyệt web sẽ chạy nhanh hơn trên kết nối WiFi so với trên kết nối mạng 3G. Bạn cũng có thể tìm thấy những ứng dụng xuất sắc để đánh giá cường độ sóng WiFi. Với iPhone, tiện ích WiFiFoFum (find.pcworld.com/64048) có khả năng quét và tìm các mạng không dây 802.11n xung quanh và hiển thị khoảng cách đến vị trí của bạn. Một ứng dụng khác là FreeWiFi Café Spots (find.pcworld.com/64047) giúp tìm kiếm chính xác những mạng WiFi đang hiện hữu ở khu vực lân cận. Đáng tiếc, tiện ích này chỉ hỗ trợ iPhone và BlackBerry, tuy nhiên bạn vẫn dễ dàng tìm được tiện ích có tính năng tương tự cho các nền tảng di động khác.
"Triệt hạ" cookie
Nếu bạn sử dụng trình duyệt trên điện thoại thường xuyên, thao tác này có thể giúp "dế" của bạn vận hành mượt mà hơn. Trình duyệt thường lưu nội dung của các trang web vì thế chúng mở nhanh hơn ở những lần sau đó, tuy nhiên những tập tin tạm này sẽ chiếm dụng bộ nhớ. Do đó, bạn nên định kỳ xóa sạch các tập tin tạm này sau từ 5 đến 7 giờ lướt web, hay tối thiểu 1 tuần 1 lần.
Sử dụng firmware mới nhất
Các bản cập nhật firmware không chỉ bổ sung các tính năng mới vào HĐH mà còn sữa chữa các lỗi và nhiều trục trặc khác mà từ đó có thể làm giảm hiệu năng của điện thoại. Hầu hết bản nâng cấp firmware có thể được tải về từ website của nhà cung cấp dịch vụ mạng hay hãng sản xuất thiết bị. Tuy nhiên, cũng có vài thiết bị, như iPhone, yêu cầu bạn phải kết nối với máy tính để tải về và cài đặt firmware mới.




Nguồn 3c

Sunday, November 21, 2010

Thời khóa biểu 22.11 - 27.11.2010


Thời khóa biểu tuần này không có nhiều thay đổi .






















































THỜI KHÓA BIỂU



Khóa 14


Tuần từ 22/11 đến 27/11/2010

Thứ 2Thứ 3Thứ 4Thứ 5Thứ 6Thứ 7
BUỔI

SÁNG
Môn họct/h MMT



t/h
XLA
Phòng họcP.máy



P.máy
BUỔI

CHIỀU
Môn họcXLACMVNt/h
KĐH
MMTĐPTACN
Phòng họcP.201P.201P.máyP.201 P.201P.201

Wednesday, November 17, 2010

Yahoo 11.0.0.1751 beta liên kết mạng xã hội

Yahoo Messenger 11 Beta: tăng cường tương tác mạng xã hội
Ngày 17-11, Yahoo bất ngờ tung ra phiên bản thử nghiệm Yahoo Messenger 11 hướng tới những chức năng hỗ trợ các ứng dụng như game và tích hợp công cụ chat mạng xã hội.
Chơi game cùng bạn bè
Hiện giờ phiên bản beta đã tích hợp các game như Balloono, Pool, Draw My Thing của OMGPOP hay Happy Harvert, Happy Manor của Elex. Các game như Fishville và Mafia Wars của Zygna sẽ sớm ra mắt. Khi chơi các game này các hành động của bạn trong game sẽ hiển thị ra dòng trạng thái bên cạnh tên của bạn, điều đó sẽ gây chú ý cho bạn bè bạn và có thể họ sẽ thấy thú vị và tham gia cùng bạn.
Tích hợp Game từ mạng xã hội Facebook

Quản lý các mạng xã hội như Facebook , Twitter ngay trong Yahoo Messenger
Với phiên bản mới này, bạn chỉ cần đăng nhập vào Yahoo Messenger 11 là có thể dễ dàng nắm bắt thông tin từ bạn bè, người thân cũng như chia sẻ mình đang làm gì cho mọi người từ các trang mạng xã hội khác nhau.
Cập nhập thông tin từ Facebook

Dòng Status quen thuộc của Yahoo Messenger bây giờ có thể hiển thị lên cả Status của Facebook và Twitter.
Đặc biệt nhất là tính năng chat với bạn bè đang online trên Facebook. Khi bất cứ bạn bè hay người thân nào của bạn đăng nhập Facebook, Yahoo Messenger sẽ báo cho bạn biết như khi họ đăng nhập vào Yahoo Messenger, và bạn sẽ chat với họ ngay trong cửa sổ Yahoo Messenger.
Chia sẻ Status với Facebook và Twitter, danh sách bạn bè online Facebook

Chat và truy cập nội dung chat mọi lúc mọi nơi
Nếu trước đây khi bạn đăng nhập vào máy ở nhà và quên đăng xuất, có người khác chat với bạn, bạn sẽ không thấy được nội dung đó. Trong phiên bản 11, bạn có thể đăng nhập vào một máy khác hay điện thoại của mình ở bất kỳ nơi nào, nội dung chat đó sẽ hiện ra và bạn có thể dễ dàng tiếp tục chat.
Khi cùng một lúc đăng nhập vào máy khác, bảng thông báo sẽ hiện ra trên máy còn lại. Các biểu tượng sẽ cho biết ai đang chat hoặc đang gọi

Với việc liên lạc với nhau qua chat ngày càng phổ biến không những với bạn bè, gia đình mà còn cả đồng nghiệp cũng như đối tác, Yahoo Messenger đã cải tiến tính năng lưu trữ các đoạn chat trên hệ thống của mình để bạn dễ dàng tìm kiếm nội dung các đoạn chat trước đó ở bất kỳ máy tính nào.
Một thông báo cho phép Yahoo lưu trữ các đoạn chat

Giao diện lưu trữ các đoạn chat được cải tiến

Phiên bản thử nghiệm đầu tiên (Beta 1) của Yahoo Messenger 11 sẽ hỗ trợ các game từ Zynga, Elex, OMGPOP bao gồm: FishVille và Mafia War từ Zynga. Sắp ra mắt Balloono, Poll, Draw My Thing từ OMGPOP, Happy Harvest và Happy Manor từ Elex.
Hiện bạn có thể gọi điện thoại video miễn phí và chia sẻ ảnh hay video giữa PC, iPhone và di động dùng Android (lưu ý rằng tính năng gọi video chỉ có thể sử dụng trên Android 2.2 trở lên).
Bạn có thể tải về và trải nghiệm phiên bản Yahoo Messenger 11 dưới đây :





Muốn xóa bỏ quảng cáo trên YH 11 các bạn tải thêm phần mềm AdBannerRemoverPlus tại đây !

Sunday, November 14, 2010

Thời khóa biểu 15.11 - 20.11.2010


Sắp tới kì thì , thời khóa biểu bắt đầu kín !
Các bạn học với K15, K16 có thể download bên dưới để tiện theo dõi .





















































THỜI KHÓA BIỂU



Khóa 14


Tuần từ 15/11 đến 20/11/2010

Thứ 2Thứ 3Thứ 4Thứ 5Thứ 6Thứ 7
BUỔI

SÁNG
Môn họct/h MMT
t/h
MMT


t/h
XLA
Phòng họcP.máy
P.máy

P.máy
BUỔI

CHIỀU
Môn họcXLACMVNt/h
KĐH
MMTĐPTACN
Phòng họcP.201P.201P.máyP.201 P.201P.201

Friday, November 12, 2010

Công nghệ lưu trữ dữ liệu trong lịch sử

Từ các phương thức lưu trữ thô sơ tới công nghệ lưu trữ dạng flash ngày nay, con người đã trải qua những bước tiến dài trong lịch sử phát triển công nghệ. Hơn 5.000 năm qua, sự nhảy vọt về văn hóa, khoa học kỹ thuật thường gắn liền với kỹ thuật và phương tiện lưu trữ dữ liệu kiểu mới.

1. Bảng chữ tượng hình

Bảng chữ tượng hình - phát minh quan trọng trong lịch sử nhân loại

Đây là hệ thống lưu trữ dữ liệu đầu tiên của loài người, có mặt cách đây đã 3.400 năm trước Công nguyên. Mặc dù chỉ gồm hệ thống chữ cái thuần túy, bảng ghi này còn được xem là phương thức để tính toán và xếp loại các sản phẩm nông nghiệp cho mục đích… đánh thuế.

2. "Máy in" Gutenberg

Phát minh của Gutenberg xếp ông vào hàng thiên tài, có đóng góp to lớn cho lịch sử văn minh nhân loại

Chưa phải là một chiếc máy in đúng nghĩa nhưng đây vẫn là cỗ máy rất nổi tiếng trong lịch sử nhân loại. Phương pháp in dấu của Gutenberg được xem là hệ thống lưu trữ dữ liệu đầu tiên trên thế giới có khả năng sao chép hiệu quả, một sáng tạo tuyệt vời của Johannes Gutenberg (ở châu Á, người Triều Tiên đã nghĩ ra trước đó).

Mặc dù sản phẩm xuất bản từ hệ thống in dấu của nhà khoa học này thuở sơ khai chất lượng không thật sự vượt trội so với kiểu in khối trước đó, nhưng nhờ tốc độ nhanh chóng, phát minh này đã trở thành một trong số nền tảng mở ra thời đại ánh sáng, một bước tiến trong lịch sử văn hóa và khoa học công nghệ của nhân loại.

Phát minh của Gutenberg đã dẫn đến cuộc cách mạng về báo chí và văn chương.

3. Bộ nhớ mạch trễ bằng thủy ngân

Một phát minh trong thời chiến

Đây là phương pháp lưu trữ dữ liệu ra đời trong Thế chiến thứ 2, sử dụng trong các hệ thống rađa và các máy tính thuở sơ khai.

Bộ nhớ lưu trữ thông tin thành các dải xung siêu âm, chuyển từ điểm cuối của một cột thủy ngân này tới cột thủy ngân khác. Chúng cho phép lưu trữ khoảng 500 bit dữ liệu. Tuy nhiên, rất khó để điều khiển và hệ thống này phải được bảo quản trong những điều kiện phức tạp.

Nguyên tắc thiết kế cũng được sử dụng để thiết kế bộ nhớ tương tự sử dụng thạch anh, có thể tìm thấy ở hệ thống tivi màu ở châu Âu trước những năm 1990.

4. Bảng đục lỗ

Trước khi máy tính ra đời, đây từng là công cụ giúp thống kê dân số nước Mỹ thế kỷ 19

Đây là biểu tượng của ngành điện toán thời đầu. Tuy có nhiều hạn chế nhưng dễ dùng. Tận dụng hệ thống lưu trữ này từ mô hình các cỗ máy dệt tự động từ giữa thế kỷ 18, IBM đã có những sáng tạo đáng kể. Một trong số các sản phẩm của hãng này được Herman Hollerith phát triển sử dụng để điều tra dân số nước Mỹ năm 1890. Về sau, bảng đục lỗ còn được gọi bằng tên của nhà phát minh này. IBM cũng ra đời từ nền tảng Công ty Tabulating Machine do Hollerith làm chủ.

Kích cỡ thông thường của hầu hết các bảng loại này lưu trữ được 160 ký tự.

5. Cuộn băng giấy

Bộ xử lý thời tiền vi xử lý

Cùng với bảng đục lỗ, cuộn băng giấy được coi là biểu tượng của ngành điện toán thế kỷ trước. Phát triển với tư cách một phương tiện lưu trữ cho các máy đánh chữ, cuộn băng giấy có độ dài khác nhau với khả năng lưu trữ dữ liệu riêng biệt.

Các lỗ có trên dải băng có thể kích hoạt các cảm biến quang và biến các biểu tượng, mẫu trên giấy hoặc nhựa thành tín hiệu số với mức 5-bit mỗi lần.

Trường hợp nổi tiếng nhất sử dụng phương thức lưu trữ này là chiếc máy điện có khả năng tự lập trình có tên Colossus, do quân Đức sử dụng trong Thế chiến 2. Chiếc máy này có khả năng tiêu thụ từ băng giấy với tốc độ cao 5.000 ký tự mỗi giây.

Kỹ thuật lưu trữ này trở thành lịch sử khi vi xử lý ra đời vào giữa những năm 1980.

6. Băng từ

Băng từ từng một thời mang điện ảnh đến với nhân loại

Khi kỹ thuật điện tử phát triển, người ta bắt đầu dùng tới băng từ. Đây là công nghệ lưu trữ thuộc dạng cổ điển nhất vẫn còn được sử dụng ở đâu đó trên thế giới để… kỷ niệm.

Đến những năm 1980, khi đĩa mềm (floppy) trở nên phổ biến với giá rẻ, có khả năng lưu trữ ngang ngửa, băng từ mất chỗ đứng.

7. Trống từ

Một kỹ thuật lưu trữ khá nổi tiếng

Đây là một phát minh đột phá trong công nghệ lưu trữ, được sử dụng trong máy tính IBM 650 vào năm 1954, có thể lưu trữ 10.000 ký tự và trở thành bộ nhớ chính của máy tính. Bộ nhớ hình trống có chiều dài 16 inch.

8. Ổ đĩa cứng

Ổ đĩa cứng vẫn là kỹ thuật lưu trữ phổ biến nhất hiện nay

Phát minh nổi tiếng của IBM năm 1956 vẫn đang tiếp tục được cải tiến và phục vụ con người.

Kích cỡ ổ đĩa cứng ngày càng được thu gọn, từ 8 tới 1 inch. Ngày xưa, ổ cứng 8 inch chỉ có khả năng lưu trữ 5-30 MB, trong khi ổ đĩa cứng phổ thông 3,5 inch ngày nay có thể lưu trữ tới 3,5 TB. Tốc độ phát triển của ổ đĩa cứng còn vượt cả định luật Moore.

9. Bộ nhớ flash

Bộ nhớ flash có mặt tràn lan trên các thiết bị xách tay, kể cả laptop, máy tính bảng và là tương lai của công nghệ lưu trữ

Đây là “mối họa” lớn nhất với ổ đĩa cứng. Kỹ thuật lưu trữ mới có khả năng biến những thiết bị nhỏ gọn thành bộ nhớ khổng lồ. Bộ nhớ flash được Toshiba phát minh năm 1980.

Hiện giá cả và khả năng xử lý của ổ đĩa cứng cũng đang được cải tiến mạnh mẽ, do đó cuộc chiến với bộ nhớ flash vẫn chưa thể ngã ngũ trong một sớm một chiều.


Theo tuổi trẻ





Sunday, November 7, 2010

Thời khóa biểu 08.11 - 13.11.2010


Thời khóa biểu update....
Thời khóa biểu K14,K15,K16 download bên dưới !
























































THỜI KHÓA BIỂU



Khóa 14


Tuần từ 08/11 đến 13/11/2010

Thứ 2Thứ 3Thứ 4Thứ 5Thứ 6Thứ 7
BUỔI

SÁNG
Môn họct/h XLA




Phòng họcp.máy




BUỔI

CHIỀU
Môn họcXLACMVNKĐHMMTĐPTACN
Phòng họcP.201P.201P.201P.201 P.201P.201

Google tung chiêu với Facebook

Google đang áp dụng một chính sách mới chống lại sự lớn mạnh của Facebook. Gã khổng lồ trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm trực tuyến sẽ không còn cho phép Facebook thu thập thông tin cũng như danh bạ của người dùng Google trong dịch vụ Gmail.






Trước nay, Google luôn luôn cho phép người dùng của mình truyền dữ liệu, bao gồm cả danh bạ, đến các website khác. Cho đến hiện tại, những người dùng mới đăng ký tài khoản Facebook có thể tìm thấy những bạn bè trong danh bạ Gmail cùng có tài khoản Facebook để kết nối. Chỉ cần điền thông tin tài khoản Gmail trong quá trình đăng ký tài khoản Facebook.

Chính sách trên của Google đã giúp Facebook thêm phần lớn mạnh bởi vì nó giúp những người dùng mới tạo một mạng lưới bạn bè từ xa ngay trên Facebook. Ngược lại, mạng xã hội Facebook lại không cho phép người dùng của mình xuất danh bạ của họ đến các website khác.

Google ngày càng thèm muốn thị trường mạng xã hội béo bở mà Facebook đang nắm trọn trong tay sau khi mạng xã hội này hạ gục đối thủ sừng sỏ nhất là MySpace. Hơn nữa, Facebook cũng dần mở rộng và cải tiến các dịch vụ của mình, trực tiếp đe dọa các dịch vụ của Google đang cung cấp, như album ảnh Facebook đối đầu Google Picasa web hay công cụ tìm kiếm kết hợp với Microsoft Bing, đối thủ chính của Google Search và đặc biệt là dịch vụ quảng cáo trực tuyến với lợi nhuận kếch xù.

Giám đốc điều hành Google, Eric Schmidt cho biết Google hi vọng sẽ được truy xuất đến danh bạ của người dùng Facebook để mọi người có thể mở rộng mạng xã hội của họ lên Google.

Facebook khước từ và Google hành động. Ông lớn này không tiếp tục cho phép Facebook trợ giúp người dùng tự động xuất dữ liệu danh bạ Google của họ cho đến khi nào Facebook còn ngăn cản việc Google truy xuất đến dữ liệu danh bạ người dùng Facebook.

Phát ngôn viên của Google trong một bản thông cáo cho rằng người dùng đã không nhận ra được khi họ nhập danh bạ của mình vào các website như Facebook thì họ đã bị sập bẫy.

Người phát ngôn của Facebook từ chối bình luận về nhận định trên.



theo tuổi trẻ

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...